Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Sử dụng nhiều rượu bia, béo phì, lười vận động, giảm cân quá nhanh… rất dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan. Khi phát hiện và chữa trị sớm, người bệnh có thể phục hồi sức khỏe.

Nhận biết gan nhiễm mỡ thế nào?
- Mệt mỏi: Do mỡ ứ đọng trong tế bào gan khiến gan suy giảm chức năng nên người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, bụng nôn nao.
- Giảm cân: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể giảm cân bất thường cho dù họ không ăn kiêng.


Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể giảm cân bất thường
- Xuất hiện các vùng da màu tối lốm đốm trên cổ hoặc nách.
- Khi bệnh tiến triển, nó có những triệu chứng như: Phân màu đen kịt như nhựa đường; chất lỏng tích tụ trong dạ dày, chân và bàn chân; vàng da, lòng trắng của mắt có màu vàng; tăng các vết bầm tím; một số bệnh nhân bị rối loạn tâm thần.

Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
- Xét nghiệm máu: Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu bệnh nhân để kiểm tra nồng độ men gan, có thể bao gồm alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST).
- Kiểm tra bằng hình ảnh: Có thể là chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT. Đôi khi, các bác sĩ còn yêu cầu người mắc bệnh gan nhiễm mỡ siêu âm gan để cho kết quả chính xác hơn.
- Sinh thiết gan: Đây là phương pháp phát hiện bệnh chính xác nhất để bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra kết luận. Một cây kim nhỏ và dài sẽ được đưa vào qua thành bụng rồi đâm vào lá gan để lấy ra tế bào gan. Sau đó, các bác sĩ sẽ soi tế bào gan dưới kính hiển vi để phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ. Phương pháp này tương đối an toàn, không đau đớn lắm và người bệnh chỉ cần tiêm một ít thuốc tê dưới da. Bạn có thể bỏ qua hai xét nghiệm đầu tiên và tiến hành sinh thiết gan luôn.


Sinh thiết gan giúp phát hiện gan nhiễm mỡ chính xác
 Cách điều trị
Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để đưa ra cách điều trị hợp lý nhất.
- Trong trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ do rượu bia thì bệnh nhân cần bỏ rượu ngay.
- Với những bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ không do rượu thì bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh trực tiếp để đưa ra hướng điều trị. Nếu có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu cần được điều trị tích cực để khống chế gan nhiễm mỡ.
- Người béo phì cần giảm cân một cách từ từ, có chế độ ăn uống cân bằng với ít chất béo, đường và glucid, tập thể dục thường xuyên để tiêu hao bớt mô mỡ, giảm tích tụ mỡ trong gan.
- Đặc biệt, người bệnh gan nhiễm mỡ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc hay ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiết

Những ai dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ?

Hiện nay, bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến. Bệnh thường không có triệu chứng gì và được phát hiện rất tình cờ. Nhiều người không điều trị bệnh kịp thời nên dẫn đến viêm gan, xơ gan mà nguy hiểm hơn là ung thư gan. Vậy những ai dễ mắc căn bệnh này và bạn có nằm trong số đó hay không?

Người thừa cân, béo phì
Những người béo phì thường có chế độ ăn giàu chất béo, chất đường khiến gan hoạt động quá tải, không thể chuyển hóa hết chất béo làm mỡ thừa tích tụ vào xung quanh lá gan, bám vào bề mặt gan. Thêm vào đó, những người béo thường lười vận động, mô mỡ không được đốt cháy nên mỡ càng tích tụ trong gan.


Người béo phì dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Đặc biệt, nhiều người thường nghĩ rằng trẻ em không bao giờ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, gan nhiễm mỡ gắn liền với bệnh béo phì nên cho dù là trẻ em hay người lớn nếu bị béo phì, thừa cân đều có nguy cơ mắc bệnh.

Người bị bệnh tiểu đường
Khoảng hơn 50% số người mắc bệnh tiểu đường có khả năng bị gan nhiễm mỡ, nhất là bệnh nhân kháng lại tác dụng của insulin. Nguyên nhân do khi cơ thể người bệnh có biểu hiện kháng lại tác dụng của insulin hoặc tụy không tiết đủ insulin để duy trì nồng độ đường huyết bình thường sẽ khiến nhiều cơ quan bị tổn thương, trong đó có gan và cụ thể là gan bị nhiễm mỡ.

Người nghiện rượu
Đây là đối tượng dễ bị gan nhiễm mỡ nhất. Khi rượu, bia đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và phân giải ở gan, chất ethanol trong rượu sẽ làm tăng lượng mỡ vận chuyển đến gan và cản trở sự chuyển hóa và phân giải của mỡ. Do đó, nếu bạn thường xuyên uống rượu bia với số lượng lớn thì khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ càng cao.


Rượu bia cũng là tác nhân khiến bạn dễ bị gan nhiễm mỡ
Bệnh nhân viêm gan
Khi bị bệnh, chức năng của gan đã bị tổn hại làm giảm sự hợp thành chất vận chuyển chuyên biệt trong gan là lipoprotein, làm tăng thêm các axit béo tự do, sinh ra gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, khi phục hồi sau viêm gan, người bệnh hấp thụ quá nhiều năng lượng cũng có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Dùng thuốc có hại cho gan
Có rất nhiều loại thuốc có thể khiến gan bị nhiễm mỡ nếu được sử dụng không đúng chỉ định hoặc dùng liều cao trong thời gian dài. Các loại thuốc đó là nhóm lucocorticoid (prednisolon, dexamethason…), amiodarone (thuốc chữa loạn nhịp), acid valproic (thuốc chống co giật), methotrexat (thuốc ức chế miễn dịch dùng trong điều trị ung thư), estrogen (thường dùng trong ngừa thai), perhexilin (thuốc trị cơn đau thắt ngực)…
Giảm cân quá nhanh
Khi ăn kiêng, cơ thể không đủ năng lượng cần thiết nên chất béo không thể chuyển hóa và tích tụ lại trong cơ thể sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, nhiều người còn giảm cân bằng cách ăn chay hoặc chỉ ăn hoa quả. Ăn chay khiến cơ thể thiếu protein làm mỡ trong máu không chuyển hóa được, sinh ra gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, lượng đường trong hoa quả khá cao sẽ chuyển hóa thành chất béo cũng gây gan nhiễm mỡ.


Nếu giảm cân quá nhanh, bạn sẽ có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
Người gầy cũng có thể bị gan nhiễm mỡ
Đừng tưởng người béo mới mắc bệnh gan nhiễm mỡ mà rất nhiều người gầy cũng bị bệnh này. Những người gầy thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết làm hoạt động chuyển hóa mỡ trong máu không hiệu quả, từ đó gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, người gầy nếu nhiễm viêm gan B, C hoặc dùng thuốc có hại cho gan đều có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Xem chi tiết