Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu?

Hầu hết, các chuyên gia về ung thư không thể đưa ra tuổi thọ chung cho những bệnh nhân ung thư gan. Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ tổn thương của gan, tình trạng sức khỏe, chỉ số AFP, phương pháp điều trị và trạng thái tinh thần của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân qua các yếu tố này và dự đoán người bệnh có thể sống được bao lâu.

Thời điểm phát hiện bệnh
Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng nữa.



Phát hiện và điều trị sớm ung thư gan sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân

Do đó, để phát hiện sớm ung thư gan, những người mắc viêm gan B, C, xơ gan, uống nhiều rượu bia hoặc trong gia đình từng có người bị ung thư gan nên siêu âm gan và xét nghiệm máu 6 tháng hoặc 1 năm/lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có điều trị kịp thời.

Chỉ thị ung thư AFP
AFP (Alpha – Fetoprotein) là chỉ số có giá trị nhất để chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư gan. Trong chẩn đoán, nồng độ AFP càng cao thì khối u càng lớn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Ung thư gan tiên phát có nồng độ AFP tăng hơn 400 ng/ml (hoặc >500 ng/ml) hay > 1.000 ng/ml, đôi khi 10.000 ng/ml hay 1.000.000 ng/ml trong huyết thanh. Ung thư gan thứ phát hay di căn của một ung thư khác vào gan có AFP tăng vượt quá 400 ng/ml (hoặc 500 ng/ml) trong huyết thanh. Nếu nồng độ này không giảm hoặc tăng thêm khi điều trị và tăng lên sau điều trị thì tiên lượng bệnh cũng rất xấu, tuổi thọ người bệnh càng ngắn.

Chỉ số AFP có vai trò quan trọng trong theo dõi, điều trị ung thư gan

Tuy nhiên, AFP cũng chưa phải là yếu tố quyết định vì có trường hợp ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn có lượng AFP bình thường và ngược lại có trường hợp AFP bất thường nhưng không phải ung thư gan. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm, chẩn đoán khác.

Tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân
Người bệnh có thể trạng tốt hay không, có cảm thấy mệt mỏi hay không, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng quyết định nhiều đến việc liệu họ có thể sống thêm bao lâu nữa. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư gan cần kiên trì điều trị, nuôi dưỡng các thói quen sinh hoạt tốt, tâm lý thoải mái, tích cực, lạc quan cũng giúp kéo dài thời gian sống.

Phương pháp điều trị
Bên cạnh việc chẩn đoán sớm thì điều trị sớm và thích hợp với giai đoạn khối u cũng quyết định đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan.
- Thắt động mạch gan: Làm khối u nhỏ lại nhưng ít khi mất hẳn, bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân, giảm đau. Tuy vậy, phương pháp này cho kết quả thất thường và nhiều bệnh nhân chết trong năm đầu sau mổ.
- Xạ trị: Phương pháp chiếu xạ từ ngoài vào giúp bệnh nhân giảm triệu chứng sau điều trị nhưng phần lớn  bệnh nhân chết trước 6 tháng. Còn điều trị bằng đồng vị phóng xạ trong gan cho tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 40% nhưng tuổi thọ thường dưới 1 năm.


Xạ trị chỉ giúp bệnh nhân sống được 1 năm 

- Hóa trị liệu: Cho tỷ lệ sống 1 năm sau điều trị là khoảng 10 – 15% và 3 năm là 5%.  Ghép gan làm tăng cơ hội sống sót được 1 năm đến hơn 80% và tỉ lệ sống 5 năm là 75%. Tuy nhiên, hạn chế đối với ghép gan hiện nay là chất lượng và số lượng nguồn gan ghép còn rất hạn chế.

Xem chi tiết

5 biện pháp phòng tránh ung thư gan bạn nên biết

Hiện nay, y học đã có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng đối với bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thì việc chữa trị gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, phòng ngừa căn bệnh này vẫn là biện pháp tối ưu nhất. Dưới đây là 5 biện pháp phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này mà bạn nên biết và áp dụng.

Tiêm phòng viêm gan B
Tiêm ngừa viêm gan siêu vi B sớm là cách phòng ung thư gan hiệu quả nhất. Với người lớn, cần làm xét nghiệm trước khi tiêm. Nếu chưa bị bệnh thì tiêm 3 mũi, trường hợp quên mũi thứ 3 thì trong thời gian 3 năm (kể từ khi tiêm mũi thứ 2) có thể tiêm tiếp mà không cần lặp lại từ đầu. Nếu đã bị viêm gan B thì cần theo dõi, điều trị mà không tiêm chủng.
Với trẻ con, thời điểm tiêm tốt nhất là 24 giờ sau sinh để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Sau đó, trẻ còn phải tiêm mũi thứ 2 vào tháng 1-2 và mũi thứ ba vào tháng thứ 6-18. Riêng viêm gan C đến nay vẫn chưa có vacxin.

Nên tiêm phòng vi rút viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Cẩn trọng khi dùng thuốc
Khi uống các loại thuốc có thể gây hại cho gan, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vì một số loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan nếu được sử dụng trong một thời gian dài. Nếu bạn đang dùng thuốc có hại cho gan thì nên làm xét nghiệm kiểm tra men gan 3-6 tháng/lần để đảm bảo gan không bị hư hại.

Chú ý chế độ ăn uống
Bạn nên tránh uống nhiều bia rượu, uống thường xuyên và kéo dài vì sẽ khiến các tế bào gan bị tổn thương, dẫn tới viêm gan và sau đó nặng lên thành xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt, những người đã mắc viêm gan B, C nếu uống nhiều bia rượu thì khả năng mắc ung thư gan càng cao.

Người bị bệnh gan uống nhiều rượu bia có dễ bị ung thư gan 

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo như đồ chiên rán, nướng, mỡ động vật. Ngoài ra, cần tránh những thực phẩm bị mốc như lạc, ngô, đậu nành, gạo vì trong đó chứa chất aflatoxin là nguy cơ dẫn đến ung thư gan rất cao.

Tránh lây lan virus viêm gan B qua đường tình dục
Viêm gan B rất dễ lây qua đường tình dục và việc vợ chồng quan hệ tình dục khi một trong hai người mắc bệnh rất nguy hiểm. Vì thế, nếu vợ hoặc chồng mắc viêm gan B thì cần sử dụng bao cao su khi quan hệ và tiêm phòng viêm gan B để tránh lây lan vi rút viêm gan B cho nhau.
Ngoài ra, bạn cần tránh sử dụng bơm kim tiêm, tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch của người nhiễm bệnh gan khi niêm mạc bị trầy xước. Đồng thời, không chữa răng, nội soi, nạo thai… bằng dụng cụ y tế chưa qua vô trùng.

Bệnh nhân viêm gan B, C cần được điều trị chặt chẽ
Người bị nhiễm virus viêm gan B và C có tỷ lệ ung thư gan cao hơn nhiều so với người bình thường. Do đó, những người nhiễm viêm gan B, C cần được phát hiện, điều trị sớm, tránh xơ gan và phát triển đến ung thư gan. Bên cạnh đó, chúng ta cần kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm các bệnh về gan, ung thư gan để có hướng điều trị kịp thời.

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh về gan

Xem chi tiết

Bệnh nhân ung thư gan sống được bao lâu?

Hầu hết, các chuyên gia về ung thư không thể đưa ra tuổi thọ chung cho những bệnh nhân ung thư gan. Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, mức độ tổn thương của gan, tình trạng sức khỏe, chỉ số AFP, phương pháp điều trị và trạng thái tinh thần của bệnh nhân. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh nhân qua các yếu tố này và dự đoán người bệnh có thể sống được bao lâu.

Thời điểm phát hiện bệnh
Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ khi phát hiện khoảng 6 tháng, chỉ có khoảng 1 % người ung thư gan có nguy cơ sống sót sau 5 năm. Nếu được phát hiện sớm, khối u còn nhỏ, bệnh được khống chế kịp thời, nhờ đó bệnh nhân có thể sống lâu hơn. Nếu chẩn đoán quá muộn khi ung thư đã bước vào giai đoạn cuối thì thường bệnh nhân chỉ có thể sống thêm 3-6 tháng nữa.

Phát hiện và điều trị sớm ung thư gan sẽ kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân

Do đó, để phát hiện sớm ung thư gan, những người mắc viêm gan B, C, xơ gan, uống nhiều rượu bia hoặc trong gia đình từng có người bị ung thư gan nên siêu âm gan và xét nghiệm máu 6 tháng hoặc 1 năm/lần nhằm phát hiện bệnh sớm và có điều trị kịp thời.

Chỉ thị ung thư AFP
AFP (Alpha – Fetoprotein) là chỉ số có giá trị nhất để chẩn đoán và theo dõi điều trị ung thư gan. Trong chẩn đoán, nồng độ AFP càng cao thì khối u càng lớn và tiên lượng bệnh càng xấu.
Ung thư gan tiên phát có nồng độ AFP tăng hơn 400 ng/ml (hoặc >500 ng/ml) hay > 1.000 ng/ml, đôi khi 10.000 ng/ml hay 1.000.000 ng/ml trong huyết thanh. Ung thư gan thứ phát hay di căn của một ung thư khác vào gan có AFP tăng vượt quá 400 ng/ml (hoặc 500 ng/ml) trong huyết thanh. Nếu nồng độ này không giảm hoặc tăng thêm khi điều trị và tăng lên sau điều trị thì tiên lượng bệnh cũng rất xấu, tuổi thọ người bệnh càng ngắn.

Chỉ số AFP có vai trò quan trọng trong theo dõi, điều trị ung thư gan

Tuy nhiên, AFP cũng chưa phải là yếu tố quyết định vì có trường hợp ung thư nghiêm trọng nhưng vẫn có lượng AFP bình thường và ngược lại có trường hợp AFP bất thường nhưng không phải ung thư gan. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào các xét nghiệm, chẩn đoán khác.

Tình trạng sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân
Người bệnh có thể trạng tốt hay không, có cảm thấy mệt mỏi hay không, chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi cũng quyết định nhiều đến việc liệu họ có thể sống thêm bao lâu nữa. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư gan cần kiên trì điều trị, nuôi dưỡng các thói quen sinh hoạt tốt, tâm lý thoải mái, tích cực, lạc quan cũng giúp kéo dài thời gian sống.

Phương pháp điều trị
Bên cạnh việc chẩn đoán sớm thì điều trị sớm và thích hợp với giai đoạn khối u cũng quyết định đến tuổi thọ của bệnh nhân ung thư gan.
- Thắt động mạch gan: Làm khối u nhỏ lại nhưng ít khi mất hẳn, bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân, giảm đau. Tuy vậy, phương pháp này cho kết quả thất thường và nhiều bệnh nhân chết trong năm đầu sau mổ.
- Xạ trị: Phương pháp chiếu xạ từ ngoài vào giúp bệnh nhân giảm triệu chứng sau điều trị nhưng phần lớn  bệnh nhân chết trước 6 tháng. Còn điều trị bằng đồng vị phóng xạ trong gan cho tỷ lệ đáp ứng với điều trị là 40% nhưng tuổi thọ thường dưới 1 năm.

Xạ trị chỉ giúp bệnh nhân sống được 1 năm 

- Hóa trị liệu: Cho tỷ lệ sống 1 năm sau điều trị là khoảng 10 – 15% và 3 năm là 5%.  Ghép gan làm tăng cơ hội sống sót được 1 năm đến hơn 80% và tỉ lệ sống 5 năm là 75%. Tuy nhiên, hạn chế đối với ghép gan hiện nay là chất lượng và số lượng nguồn gan ghép còn rất hạn chế.

Xem chi tiết