Bệnh gan nhiễm mỡ nguy cơ dẫn đến xơ gan

Bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở người bị bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm loét đại tràng, lao..., có thể tiến triển thành xơ gan. Nguyên nhân quan trọng nhất gây bệnh này là uống quá nhiều rượu.



Gan nhiễm mỡ còn gọi là gan thoái hóa mỡ, xuất hiện do hàm lượng mỡ trung tính (triglycerid) trong luồng máu và bạch mạch về gan tăng cao, tăng tổng hợp mỡ hoặc giảm tiêu mỡ ở gan.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh là thể trạng bệnh nhân, điều kiện địa lý và điều kiện dinh dưỡng của cộng đồng, cụ thể là:

- Nghiện rượu kéo dài: Là nguyên nhân quan trọng nhất gây gan nhiễm mỡ. Mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào sự kéo dài tình trạng có nồng độ rượu cao trong máu.

- Thiếu protein, đặc biệt ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

- Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi (nhất là người béo phì) không được điều trị.

- Có bệnh nhiễm khuẩn mạn tính như viêm loét đại tràng, viêm tụy mạn, suy gan mạn, lao.

- Nhiễm các độc chất đối với gan như phosphore, carbon tetraclorua; dùng thuốc corticoid liều cao hoặc methotrexat.

- Bệnh thiếu máu.

Sự nhiễm mỡ là giai đoạn đầu trong phần lớn trường hợp xơ gan teo. Bệnh có thể giữ nguyên trong nhiều năm hoặc đột nhiên tiến triển thành xơ gan.

Dấu hiệu lâm sàng phụ thuộc vào mức độ và thời gian nhiễm mỡ. Các bệnh nhân tiểu đường và béo phì không có triệu chứng rõ rệt, trừ việc gan to và hơi tức vùng này, chức năng gan bình thường hoặc tăng nhẹ men gan. Gan nhiễm mỡ cấp do ăn uống quá tải hay gây đau tức vùng gan, lượng mỡ máu cao. Những người nghiện rượu có thể bị gan nhiễm mỡ cấp sau một bữa rượu lớn, thường đau vùng thượng vị phải, cùng với các dấu hiệu tắc mật.

Về điều trị, trước hết phải loại trừ nguyên nhân và chữa triệu chứng, cụ thể là nghỉ ngơi, cai rượu (có thể sau 4-8 tuần bỏ rượu, bệnh sẽ giảm dần). Cần ăn đủ lượng protid, glucid; tăng cường các vitamin A, D, phức hợp vitamin B. Kiêng các thức ăn có mỡ, đặc biệt là chất cholesterol, có nhiều trong lòng đỏ trứng, mỡ động vật, các phủ tạng, bơ... Ngoài ra, bệnh nhân phải sử dụng thuốc bổ gan, bổ sung chất đạm theo chỉ định của bác sĩ. 
Xem chi tiết

4 biểu hiện cảnh báo bạn bị xơ gan

Gan có nhiệm vụ giải các chất độc hại, lọc máu và sản sinh các chất dinh dưỡng quan trọng… Khi bị xơ hóa, gan khó thực hiện các chức năng cần thiết cho cuộc sống và sức khỏe. Vậy bệnh xơ gan có biểu hiện gì? Chúng ta nên phòng tránh và điều trị bệnh xơ gan như thế nào?


Triệu chứng của bệnh xơ gan

1. Giảm cảm giác thèm ăn

Giảm cảm giác thèm ăn là triệu chứng thường gặp nhất ở xơ gan. Người bệnh có lúc buồn nôn, chóng mặt, cảm giác thèm ăn giảm, ăn không đủ, tiêu hóa dạ dày và sự hấp thụ khó khăn, trong cơ thể sự tổng hợp protein giảm làm trọng lượng cơ thể, cơ thể gầy đi, xuất hiện các triệu chứng như mất sức, mệt mỏi.

2. Triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa

Xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, trướng bụng, đau bụng; tiêu chảy, trướng bụng do thành ruột phù, hấp thụ tiêu hóa không tốt, mệt mỏi mất sức và truyền nhiễm do kí sinh trùng gây ra. Đau bụng thường là đau bụng trên, thường gặp theo cơn, cũng có khi đau kích ở các mức độ khác nhau. Đau bụng cũng có thể do bệnh về loét dạ dày, bệnh về đường mật, truyền nhiễm liên quan đến đường tiêu hóa.

3. Đau âm ỉ ở gan

Trên lâm sàng, gan khó chịu, đau âm ỉ, xuất hiện tương đối nhiều trong xơ gan, chiếm khoảng 60% – 80%, sau khi mệt mỏi thấy rõ xuất hiện cùng với nó còn có triệu chứng hoàng đản và sốt. Những triệu chứng này cho thấy tế bào gan đã bị tổn thương một cách rõ rệt.

4. Xu hướng xuất huyết

Ở bệnh nhân xơ gan, chức năng gan tổn thương tương đối nghiêm trọng, mà chức năng gan suy giảm ảnh hưởng đến quá trình đông máu và sự tổng hợp máu khác. Người bệnh có triệu chứng thường gặp là chảy máu chân răng, chảy máu cam, da dễ bị bầm tím hoặc xuất huyết hoặc thổ huyết hoặc có máu trong phân, khi gặp phải các triệu chứng trên nên đến các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra.
Xem chi tiết

Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị bệnh xơ gan

Xơ gan gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đây là bệnh tiến triển từ từ, khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã rất nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, cần phải phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.


Triệu chứng của bệnh xơ gan

Giai đoạn sớm (tiềm ẩn)

Các triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn. Người bệnh chỉ thấy hơi đau ở hạ sườn phải, bụng trướng nhẹ, xuất hiện sự giãn các vi mạch ở cổ, mặt… Nhiều trường hợp không có các triệu chứng lâm sàng, người bệnh vẫn lao động, học tập bình thường. Giai đoạn này có thể chỉ vài tuần, có khi kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.

Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Nhiều người vẫn dùng rượu bia, thuốc lá, sử dụng những chất không có lợi cho gan… làm cho bệnh càng có cơ hội bùng phát mạnh ở giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn muộn (mất bù)

Có nhiều triệu chứng rõ rệt nên bệnh nhân mới đi khám. Biểu hiện rõ rệt nhất là suy gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Tình trạng xơ hóa làm chức năng gan suy giảm, dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, sợ mỡ, rối loạn đại tiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân dễ bị chảy máu dưới da và niêm mạc, như chảy máu cam, chảy máu chân răng. Một số trường hợp da sạm đen do lắng đọng sắc tố hoặc vàng mắt, vàng da kèm theo ngứa, nhất là trường hợp xơ gan do ứ mật.

Phù là một triệu chứng nổi bật của bệnh nhân xơ gan. Lúc đầu là phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Ngoài ra, xơ gan cũng ảnh hưởng đến chức năng nội tiết của cơ thể. Nam giới có biểu hiện giảm ham muốn tình dục, teo tinh hoàn, vú to ra. Nữ giới rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.

Phù ở bệnh nhân xơ gan

Tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa thường biểu hiện bằng hiện tượng tuần hoàn bàng hệ. Lúc đầu, các tĩnh mạch nổi lờ mờ ở vùng mũi ức và hạ sườn phải, sau đó phát triển rõ dần, có khi nhìn thấy từng búi tĩnh mạch nổi lên. Lúc này, bệnh nhân có thể bị trĩ nội, trĩ ngoại, xuất huyết tiêu hóa do vỡ các tĩnh mạch ở thực quản và dạ dày. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Chọc hút dịch cổ trướng thường có màu vàng, nếu có màu hồng thì có thể xơ gan đã bị ung thư hóa.
Xem chi tiết

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh xơ gan

Xơ gan là tình trạng các mô xơ lan tỏa ở các thùy gan. Với đặc điểm mô xơ phát triển mạnh, đồng thời cấu trúc các tiểu thùy và mạch máu của gan bị đảo lộn một cách không hồi phục được khiến cho người bệnh có thể tử vong khi có biến chứng xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan: Do mắc các bệnh như viêm gan virut B, D, C; tắc mật kéo dài, nhiễm khuẩn đường mật do sỏi, dính hẹp ở ống gan hay ống mật chủ; thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu chất đạm, thiếu vitamin, thiếu các chất hướng mỡ làm cho gan nhiễm mỡ dẫn đến xơ gan; nhiễm ký sinh trùng: sán máng, sán lá nhỏ…; viêm tắc tĩnh mạch trên gan và tĩnh mạch chủ dưới; rối loạn chuyển hoá trong bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh Willson (rối loạn chuyển hoá đồng); bệnh galactoza huyết bẩm sinh, bệnh rối loạn chuyển hoá pocphyrin;  bệnh sarcoidosis… Do uống nhiều rượu mỗi ngày trong nhiều năm. Do dùng thuốc chữa bệnh gây tổn thương gan: oxyphenisatin (chữa táo bón), clopromazin (chữa bệnh tâm thần), INH và rifampycin (chữa lao). Do nhiễm hóa chất độc hại: aflatoxin, dioxin… các alcaloit của một số loài thực vật. Xơ gan căn nguyên ẩn: có một tỷ lệ khá lớn xơ gan không rõ nguyên nhân.

Các yếu tố trên tác động lâu dài làm cho nhu mô gan bị hoại tử, gan phản ứng lại bằng tăng cường tái sinh tế bào và tăng sinh các sợi xơ. Tổ chức xơ tạo ra những vách xơ nối khoảng cửa với các vùng trung tâm của tiểu thùy gan, chia cắt các tiểu thùy. Các cục, hòn mới được tạo ra do các tế bào gan tái sinh gây ra sự chèn ép, ngăn cản sự lưu thông của tĩnh mạch cửa và gan, dẫn đến tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các xoang ở chu vi các cục tái tạo trở thành những mao quản, dẫn tắt tĩnh mạch vào thẳng tĩnh mạch gan, tạo ra những đường rò bên trong, làm cho tế bào gan bị thiếu máu tĩnh mạch cửa. Do cấu trúc của hệ thống mạch máu ở gan bị đảo lộn nên sự nuôi dưỡng tế bào gan ngày càng giảm, tình trạng hoại tử và xơ hoá ngày càng tăng.

Biến chứng của xơ gan

Thời kỳ đầu, xơ gan thường không có triệu chứng, về sau tùy thuộc từng mức độ có các biểu hiện của hội chứng suy tế bào gan, hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, vàng da, da sạm, dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù, cổ trướng, suy giảm chức năng tình dục…, nặng hơn có những triệu chứng của biến chứng như nôn ra máu và đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, hôn mê gan, suy thận, các biểu hiện nhiễm khuẩn hoặc do xơ gan ung thư hóa…


Phòng bệnh xơ gan như thế nào?

Tiêm phòng vacxin phòng ngừa viêm gan B

Bệnh viêm gan B là bệnh về gan chủ yếu dẫn đến giai đoạn xơ gan. Chính vì thế các bác sĩ chuyên gan 12 Kim Mã khẳng định, mọi người phải bảo vệ lá gan của mình bằng cách tiêm phòng vacxin phòng ngừa viêm gan B. Đây là nguyên tắc đầu tiên trong việc bảo vệ lá gan khỏe mạnh của mình.

Lựa chọn lối sống lành mạnh

Đây là điều quan trọng, không chỉ đem lại lợi ích cho người đang bị viêm gan, phòng chống xơ gan mà còn tốt cho tất cả mọi người nói chung. Lối sống lành mạnh ở đây bao gồm việc sống một vợ một chồng chung thủy, không quan hệ đồng tính hay lưỡng tính.

Đừng để rượu bia hoành hành cuộc sống của bạn

Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyến cáo, ngày nào bạn còn uống rượu, bệnh tình chỉ có trầm trọng hơn và chuyển sang giai đoạn mới chứ đừng nói là phòng chống nguy cơ xơ gan được.

Theo dõi định kỳ sức khỏe của gan

Riêng đối với những người bị viêm gan B, C mạn tính, bác sĩ khuyên nên theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần ở những bệnh viện có uy tín. Từ đó phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển. Có như vậy, bệnh xơ gan, ung thư gan mới không thể có môi trường phát triển. Ngoài ra, việc này cũng quan trọng để phòng tránh các bệnh về tim, tắc mật…
Xem chi tiết